Ý nghĩa lâm sàng Thần kinh hạ thiệt

Chấn thương

Rất hiếm báo cáo về chấn thương cho thần kinh hạ thiệt.[17] Các nguyên nhân gây thương tích phổ biến nhất là do khối u và vết thương súng đạn,[18] ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như tổn thương phẫu thuật, đột quỵ hành não, đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barré, nhiễm trùng, bệnh sarcoid, và sự tồn tại của một mạch máu giãn trong ống thần kinh hạ thiệt.[19] Chấn thương có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên kéo theo triệu chứng khác nhau.[4] Do thần kinh hạ thiệt có liên quan mật thiết với các cấu trúc khác như dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch, rất hiếm khi chỉ có một mình thần kinh hạ thiệt bị tổn thương. Ví dụ, tổn thương dây thần kinh ở dưới hàm trái và dưới hàm phải sẽ đi kèm với tổn thương thần kinh mặt và thần kinh sinh ba do hậu quả của một cục máu đông gây xơ cứng động mạch đốt sống gây đột quỵ. Hệ quả là cơ miệng cứng lại, khó khăn trong việc nói, ăn và nhai.

Liệt hành tủy tiến triển (progressive bulbar palsy), một dạng bệnh thần kinh vận động, có liên quan đến các tổn thương kết hợp nhân hạ thiệt và nhân hoài nghi cùng với các dây thần kinh vận động của cầu não và hành não teo lại. Bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động lưỡi, nói, nhai và nuốt do rối loạn chức năng một số nhân thần kinh sọ.[4] Bệnh thần kinh vận động là bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến thần kinh hạ thiệt.[20]

Khám

Thần kinh hạ thiệt ở một bên bị thương. Lưỡi bị teo cơ và khi lè lưỡi, lưỡi không thể nhọn ra ngoài. Đây có thể là tai biến phẫu thuật nang khe mang (Branchial cyst). [21]

Khám lưỡi và các chuyển động của lưới giúp kiểm tra thần kinh sọ. Ở trạng thái nghỉ, nếu thần kinh bị tổn thương, lưỡi xuất hiện một "túi giun" (sự co cứng cơ cục bộ - fasciculation) hoặc teo cơ. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân lè lưỡi, nếu có tổn thương thần kinh, lưỡi thông thường sẽ lệch sang một bên (nhưng không phải là cứ tổn thương, bệnh nhân sẽ bị lệch lưỡi).[22][23][24] Khi tổn thương thần kinh, bệnh nhân cảm thấy lưỡi "dày", "nặng" hoặc "hoạt động vụng về". Yếu cơ lưỡi dẫn đến chậm nói, ảnh hưởng đến các âm phát ra nhờ chuyển động vào lưỡi (ví dụ, âm rung cạnh lưỡi, âm tắc răng, âm tắc chân răng, âm mũi ngạc mềm, âm R, v.v.).[20] Test sức mạnh của cơ lưỡi bằng cách yêu cầu bệnh nhân chọc lưỡi vào bên trong má của họ, trong khi đó bác sĩ cảm nhận độ mạnh của lưỡi bằng cách để tay hoặc ấn vào má bệnh nhân.[25]

Thần kinh hạ thiệt mang neuron vận động dưới, tạo synapse với neuron vận động trên ở nhân hạ thiệt. Các triệu chứng liên quan đến chấn thương sẽ phụ thuộc vào vị trí chấn thương trên đường đi này. Nếu tổn thương rơi vào chính dây thần kinh (tổn thương neuron vận động dưới), do yếu cơ cằm - lưỡi của bên bị ảnh hưởng, dẫn đến lệch lưỡi từ phía đối diện, lưỡi sẽ cong về phía bị tổn thương.[23][26] Nếu tổn thương ở đường thần kinh (tổn thương neuron vận động trên), lưỡi sẽ cong về phía không tổn thương, do tác động của cơ cơ cằm - lưỡi bị ảnh hưởng nhưng không bị co cứng cơ cục bộ hoặc teo cơ, dẫn đến việc phát âm khó khăn.[22] Tổn thương nhân hạ thiệt khiến bệnh nhân teo cơ lưỡi và lệch về phía bị ảnh hưởng khi lè lưỡi, do cơ cằm - lưỡi bị yếu đi.[4]

Sử dụng trong phục hồi thần kinh

Thần kinh hạ thiệt có thể tạo nhánh (anastamoses) với thần kinh mặt để cố gắng khôi phục chức năng khi dây thần kinh mặt bị tổn thương (ví dụ, do chấn thương hoặc ung thư). Có thể nối toàn bộ hoặc một phần sợi thần kinh từ thần kinh hạ thiệt với thần kinh mặt.[27][28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thần kinh hạ thiệt http://www.bartleby.com/107/ http://discovery.lifemapsc.com/library/review-of-m... http://www.merckvetmanual.com/nervous-system/nervo... http://www.dartmouth.edu/~dons/part_1/chapter_7.ht... http://www.neuroanatomy.wisc.edu/virtualbrain/Brai... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3395866 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4604108 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17622725 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17727086 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19494384